Di tích Sa Lôn là một địa chỉ tham quan không thể thiếu nếu chúng ta muốn ''tìm về" những giá trị lịch sử cao đẹp mà ông cha ta đã hi sinh để bảo vệ t
Di tích Sa Lôn là một địa chỉ tham quan không thể thiếu nếu chúng ta muốn ”tìm về” những giá trị lịch sử cao đẹp mà ông cha ta đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Đến nơi đây, chúng ta sẽ hòa mình vào không gian lịch sử và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Vị trí địa lý di tích lịch sử Sa Lôn
Khu di tích Sa Lôn – Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận, trong kháng chiến chống Mỹ nằm ở trong Khu rừng Sa Lôn – xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Địa chỉ: Thôn 03, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Quy mô Di tích Sa Lôn
Khu Di tích lịch sử Sa Lôn có tổng diện tích 10,94 ha.
Chi tiết các khu vực di tích Sa Lôn:
Khu bảo vệ I: là khu di tích gốc có diện tích 48 km2 gồm: Hầm trú ẩn, lán trại, hội trường, bếp Hoàng Cầm, …
Khu bảo vệ II: có diện tích gần 50 km2 gồm: Nhà Trưng bày, Bia tưởng niệm và các khu nhà chức năng khác.

Đường vào Khu di tích Sa Lôn

Sa Lôn
>>> Xem thêm: Núi TÀ CÚ – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận: Điểm du lịch hấp dẫn
Lịch sử Sa Lôn
Sa Lôn được gọi theo phiên âm chữ Quốc ngữ, người Pháp phiên âm theo chữ La-tinh là Saloun. Những già làng K’Ho ở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc giải thích rằng: Sa Lôn nghĩa là “dòng suối uốn lượn như rồng” hay “dòng nước Mẹ”.
Từ năm 1930 – năm 1945, vùng Sa Lôn trực thuộc tổng K’Giòn (là xã Đông Giang, Đông Tiến ngày nay), huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Sau 1945, tổng K’Giòn được đổi tên thành xã Nam Xăng. Đến năm 1965, xã Nam Xăng tách thành 2 xã là Nam Xăng và Nam Giang.
Trong đó, buôn Sa Lôn trực thuộc xã Nam Giang. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng – năm 1975, sát nhập hai xã Nam Xăng và Nam Giang thành xã Đông Giang. Đến 1983, chia xã Đông Giang thành 2 xã Đông Giang và Đông Tiến như hiện nay.

Khu vực hội nghị
Về dân cư ở đây, là địa bàn cư trú lâu đời của người K’Ho. Trong kháng chiến chống Mỹ, gần 2500 đồng bào K’Ho cư trú tại vùng rừng núi Sa Lôn này. Đồng bào K’Ho đã chung tay góp phần bảo vệ buôn làng, cung cấp lương thực, thực phẩm và nhân lực cho các hoạt động của căn cứ, góp phần đảm bảo an toàn tại vùng này.

Bia tưởng niệm
Tham quan gì ở Di tích Sa Lôn
Di tích Sa Lôn – nơi diễn ra hoạt động cách mạng với nhiều sự kiện, các Đại hội có ý nghĩa lớn, cùng với đó là sự thành lập của nhiều đơn vị như Ban Kinh tài, Ban Quân sự tỉnh, Ban Hậu cần,… Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều địa điểm có ý nhĩa lịch sử cũng như ý nghĩa tham quan:
- Các hầm, hào, công trình của Trường Đảng Trần Phú với chiều dài gần 100 m dưới lòng đất. Nơi trú ẩn và hoạt động của các chí sỹ cách mạng.
- Suối 9 Khúc: từ đường DT 714 hướng xã Đông Giang đi Mỹ Thạnh khoảng 11 km, rẽ trái hướng Đông thêm gần 1km. Con suối Chín Khúc có diện tích khoảng 1 km2, nơi đây còn lưu dấu tích các hoạt động của lực lượng cách mạng.
- Nhà Tam Cấp: từ nói rẽ vào suối Chín Khúc trên đường DT 714 đi thêm 500m, rẽ phải thêm 1,2 km theo hướng Tây thì đến nơi đây. Đây là địa điểm có nhiều hầm, hào, bếp ăn kháng chiến cũng như nhiều cây cổ thụ, con suối nước mát trong.
- Thác Tam-pờ-la và suối Chín khúc mở rộng: được xác định năm 2017, đây là địa điểm hoạt động của cơ quan điện đài và nơi dẫn nước sinh hoạt chung của căn cứ Sa Lôn.
- Các hiện vật kháng chiến: Ngoài các địa điểm ý nghĩa và thú vị trên, khách tham quan cũng như thế hệ trẻ sẽ được nghe thuyết minh về các hoạt động của các thế hệ cách mạng, được tận mắt chứng kiến nhiều kỷ vật của thời chiến như, các dụng cụ tuyên truyền (băng đài, cát-set, máy ảnh máy quay,…), các trang thiết bị phục vụ bảo vệ tổ quốc ( súng ống, lựu pháo, bom,…) cũng như nhiều tư trang, vật dụng phụ vụ đời sống của lực lượng.

Kỷ vật kháng chiến
Mã QR code Sa Lôn – căn cứ Khu Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận
Mã QR Code (viết tắt của Quick Response Code) là một loại mã ma trận hai chiều (matrix barcode) được sử dụng để mã hóa và lưu trữ thông tin. Mã QR Code bao gồm các ô vuông được sắp xếp thành một lưới vuông đều, trong đó mỗi ô có thể có màu đen hoặc trắng.
Khi quyét mã QR code Di tích Sa Lôn, người xem sẽ được thuyết minh, xem hình ảnh về các địa điểm của căn cứ Sa lôn. Điều này sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn nơi đây cũng như biết được nhiều thông tin hữu ích, hiểu hơn về di tích này.

Mã QR code Di tích Sa Lôn
Bạn có thể quét mã QR code trên để xem thêm thông tin về Căn cứ Sa Lôn
Cách quét mã QR code Sa Lôn: để quét mã QR code về Di tích Sa lôn, bạn có thể sử dụng điện thoại có camera có thể quét và truy cập link liên kết, sau đó nhấn vào liên kết hiện ra để xem các nội dung trong mã QR code.
Ngoài ra, còn một cách tiện lợi hơn là sử dụng ứng dụng Zalo:
- Mở Ứng dụng Zalo trên điện thoại có kết nối mạng wifi hoặc 3/4G.
- Sau đó nhấn vào biểu tượng QR code trên góc màn hình ứng dụng trong điện thoại.
- Đi camera đến hình ảnh QR code Sa Lôn phía trên, đảm bảo hình ảnh QR code nằm gọn trong điện thoại.
- Ứng dụng sẽ hiện ra dường dẫn đến trang thông tin về Di tích Sa Lôn
- Nhấp vào đường dẫn là bạn có thể xem các thông tin trong mã QR code
Phương tiện di chuyển tham qua Di tích Sa Lôn
Vì là địa điểm mới nên các tour/chuyến xe đến đây còn hạn chế. Để đi tham quan Sa Lôn, bạn có thể liên hệ các công ty Du lịch để thiết kế tour đến nơi đây. Các công ty du lịch lữ hành tại Phan Thiết – Bình Thuận sẽ hướng dẫn và báo giá chính xác.
>>>Xem thêm: Những Công ty du lịch hàng đầu tại Bình Thuận
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô để di chuyển. Chuyến đi sẽ rất thú vị vì có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp trên đường đi, vừa có thể chủ động thời gian và các nơi đến.

Đường lên Sa Lôn
Như vậy, Di tích Sa Lôn là một địa điểm du lịch hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình hoạt động cách mạng và thêm trân quý những gì ông cha ta đã tạo nên. Nếu có dịp, bạn nhất định phải đến thăm nơi này.

Bếp Hoàng Cầm tại Sa Lôn
COMMENTS